• Chương 3. Thuần Chay Hữu Cơ Giúp Khôi Phục Địa Cầu > Thuần Chay Là Giải Pháp Nhanh Nhất và Xanh Nhất

      • II. Thuần Chay Là Giải Pháp Nhanh Nhất
        và Xanh Nhất


        Làm Dịu Mát Địa Cầu Ngay Lập Tức



        Marianne Theime, người đồng sáng lập Đảng vì Thú vật ở Hà Lan đã phác họa rõ nét những lợi ích về môi trường khi cắt giảm thịt trong chế độ dinh dưỡng. Ví dụ, nếu toàn bộ người dân nước Anh không ăn thịt bảy ngày trong một tuần, điều này sẽ tương đương với việc chuyển một nửa trong số 25 triệu hộ gia đình của quốc gia này thành những căn nhà không khí thải. Không ăn thịt sáu ngày một tuần tương đương với việc loại bỏ hoàn toàn sự lưu thông của 29 triệu chiếc xe hơi tại quốc gia này.
         


        Tư liệu: “Hữu cơ: Vị cứu tinh của khí hậu?” Báo cáo về hiệu ứng nhà kính của lối canh tác hữu cơ và lối canh tác thông thường ở Đức của Tổ chức Foodwatch, tháng 5 năm 2009, trang X


        • So Sánh Với Lối Dinh Dưỡng Thông Thường Gồm Cả Thịt
        và Rau Quả

         

        • Lối dinh dưỡng hữu cơ (dựa trên thịt) cắt giảm 8% khí thải nhà kính.
                         • Lối dinh dưỡng thuần chay không động vật tạo ra chưa đến 1/7 lượng khí thải nhà kính so với lối dinh dưỡng thịt – cắt giảm 86% khí thải nhà kính. 
         • Lối dinh dưỡng thuần chay hữu cơ cắt giảm 94% khí thải nhà kính.101
        — Báo cáo về hiệu ứng nhà kính của lối canh tác hữu cơ và lối canh tác
        thông thường ở Đức của Tổ chức Foodwatch


        Vì thế, chính sách xanh nhất trong tất cả các chính sách xanh, hành động xanh nhất trong tất cả các hành động xanh, hành động từ bi nhất, anh hùng nhất để cứu sự sống chính là chuyển sang lối dinh dưỡng thuần chay. 

        Kết luận này dựa trên hiệu quả làm dịu mát Địa Cầu đáng kể của việc loại bỏ khí mêtan khỏi bầu khí quyển khi chúng ta chuyển sang lối dinh dưỡng thuần chay hữu cơ. Ngoài việc loại bỏ được lượng khí thải mêtan độc hại, phương pháp canh tác hữu cơ thực sự có thể giữ lại 40% lượng cacbon trong đất. Vì vậy, thuần chay không chỉ là giải pháp giúp giảm thiểu một lượng khí thải đáng kể mà còn có khả năng hấp thụ thêm nhiều cacbon hơn từ khí quyển vào trong đất. 

        Và bằng cách đó, chúng ta đang nỗ lực để có thể cứu Địa Cầu. Bởi vì việc chuyển sang lối dinh dưỡng không động vật sẽ loại bỏ tất cả những nguồn phát thải khí mêtan và các chất ô nhiễm liên quan khác, chưa kể đến việc chấm dứt sự ngược đãi thú vật, điều này sẽ giúp đẩy lùi nhiều thiên tai như sóng thần, lũ lụt, bão tố và sạt lở đất, v.v...
         
        Thật vậy, vào tháng 6 năm 2008, thư ký điều hành của Công ước khung về Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc, ông Yvo de Boer, tuyên bố rằng: “Giải pháp tối ưu cho tất cả chúng ta là chuyển sang ăn chay.” Ông muốn đề cập đến lối dinh dưỡng thuần chay.


        Thuần Chay: Lối Sống Xanh Nhất

        Ngừng sản xuất thịt tiết kiệm 80% tổng chi phí 40 nghìn tỷ đô la Mỹ cho việc làm giảm tình trạng hâm nóng toàn cầu, sử dụng đất canh tác ít hơn 4,5 lần, bảo tồn đến 70% lượng nước sạch, cứu 80% rừng mưa Amazon khỏi bị phát hoang để chăn thả gia súc. Ngừng sản xuất thịt còn là giải pháp cho nạn đói trên thế giới: Có thêm 3,4 tỷ hecta đất, mỗi năm tiết kiệm 760 triệu tấn ngũ cốc (một nửa số lượng ngũ cốc của thế giới). Bảo tồn 1/3 lượng nhiên liệu hóa thạch được dùng cho việc sản xuất thịt, giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải gia súc chưa được xử lý, giữ cho không khí trong lành hơn, mỗi năm bình quân một hộ gia đình ở Hoa Kỳ giảm được 4,5 tấn khí thải, ngưng tối thiểu 80% hâm nóng toàn cầu. Danh sách còn dài. 

        Một nghiên cứu được tiến hành ở Hoa Kỳ cho thấy canh tác hữu cơ có thể bảo tồn lớp đất màu và giữ sạch sông hồ, và nếu phương pháp này được áp dụng trên quy mô toàn cầu thì mỗi năm có thể hấp thu và dự trữ được khoảng 40% khí CO2 hiện tại. Điều này sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho Địa Cầu.

        Những khía cạnh khác của lối canh tác thuần chay hữu cơ cũng rất hữu ích, như luân canh, phủ bổi và bón phân tự nhiên. Luân canh nghĩa là gieo trồng luân phiên nhiều loại hoa màu khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng. Những phương pháp canh tác đa dạng này giúp cho cây trồng được khỏe mạnh, đồng thời phục hồi độ màu mỡ và dinh dưỡng cho đất. Các phương pháp khác như phủ bổi và thậm chí một phương pháp mới gọi là canh tác hữu cơ không cày xới có thể giúp giữ độ ẩm cũng như giảm đáng kể hiện tượng xói mòn đất.

        Vì vậy, nói chung, canh tác thuần chay hữu cơ đã áp dụng triết lý sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ Địa Cầu và mọi chúng sinh. Việc áp dụng các phương pháp này sẽ giúp giữ vững sự cân bằng tự nhiên giữa hoạt động canh tác và môi trường. Dần dần, sự kết hợp giữa việc chăm sóc và thực hành qua những kỹ thuật sẵn có này có thể là phương cách lâu dài hướng tới việc cải thiện sự mất cân bằng do các vấn đề phát sinh trong quá khứ.


        Chọn Thịt Hữu Cơ Hay Thịt Sản Xuất Tại Địa Phương?

        Thật thú vị, nhiều nghiên cứu cho thấy ăn các sản phẩm thịt sản xuất tại địa phương không tốt bằng ăn thuần chay. Ví dụ, các nhà khoa học thuộc Đại học Carnegie Mellon đã tính toán rằng lối dinh dưỡng thuần chay tạo ra lượng khí thải nhà kính ít hơn bảy lần so với lối dinh dưỡng thịt sản xuất hoàn toàn tại địa phương. Cho nên, ăn thuần chay tốt hơn ăn thịt, cho dù đó là thịt sản xuất tại địa phương.

        Một nghiên cứu khác của Tổ chức Foodwatch ở Đức cho thấy việc chuyển đổi từ lối dinh dưỡng thịt sang lối dinh dưỡng thịt hữu cơ chỉ cắt giảm được 8% khí thải, nhưng chuyển sang lối dinh dưỡng thuần chay không hữu cơ – ngay cả không hữu cơ – có thể cắt giảm được đến 86% lượng khí thải.102 Do đó, chúng ta sẽ cứu được Địa Cầu bằng cách chuyển sang ăn thuần chay. Ngay cả không hữu cơ! Cho nên, ăn thực phẩm hữu cơ rất tốt, dùng thực phẩm sản xuất tại địa phương cũng rất hữu ích, nhưng bước đầu tiên và tối thiểu phải là chuyển sang ăn thuần chay, hữu cơ hoặc không hữu cơ. 

        Ngay cả thịt hữu cơ cũng không hề tốt cho môi sinh; vì sản xuất thịt hữu cơ đòi hỏi nhiều đất và năng lượng hơn sản xuất thịt không hữu cơ. Quý vị có tin không? Vì thế, cố gắng chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ thậm chí cũng không giúp ích gì. Cái gọi là gia cầm “bền vững”, “chăn thả tự do” hay “hữu cơ”, chẳng hạn vậy, đòi hỏi thêm 20% năng lượng và đẩy nhanh quá trình hâm nóng toàn cầu thêm 20% so với nông trại gia cầm thông thường. Hãy suy nghĩ về vấn đề này. Chúng ta luôn luôn bị thông tin sai lệch.
         Trước      Sau   
    • Chương 1.
      Chương 2.
      Chương 3.
      Chương 4.
      Chương 5.
      Chương 6.

    • Trang Chủ  |   Tác Giả  |   Tin Tức  |   Điểm Báo  |   Bình Luận  |   Trích Dẫn  |   Tư Liệu  |   Tải Xuống  |   Phản Hồi  |   Đọc trên HTML cho kết nối internet chậm
    • Để biết thêm thông điệp khẩn cấp, xin truy cập: www.SupremeMasterTV.com. Để xem các ấn bản và tác phẩm nghệ thuật khác của Thanh Hải Vô Thượng Sư, xin truy cập: www.LoveOceanCreative.com
    • © 2011 The Supreme Master Ching Hai All rights reserved. *